Mắc xương cá nguy hiểm cỡ nào và có tự khỏi không?

Ngày đăng : 25-12-2019 - Lượt xem : 18828

Cá là loại thực phẩm bổ dưỡng, thơm ngon nên thường được đưa vào bữa ăn hàng ngày của người Việt Nam. Tuy vậy, nếu không chú ý trong ăn uống, bạn có thể bị mắc xương cá (hóc xương cá) gây khó chịu ở họng và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Dưới đây là thông tin giải đáp mắc xương cá nguy hiểm và có tự khỏi không mà nhiều người thắc mắc.

Tư vấn bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng hoàn toàn miễn phí

Liên hệ tư vấn riêng miễn phí bằng cách click chat ngay.

MẮC XƯƠNG CÁ NGUY HIỂM CỠ NÀO?

Mắc xương cá (hóc xương cá) được đánh giá là tai nạn phổ biến trong ăn uống. Đa số mọi người bị mắc xương cá nhỏ ở thành họng hoặc amidan gây ra các triệu chứng:

Đột nhiên thấy vướng họng sau khi ăn cá.

● Đau rát cổ họng kéo dài.

● Khạc ra máu hoặc chất dịch có màu hồng nhạt.

● Ho nhiều, dùng thuốc không thuyên giảm.

● Nếu hóc xương cá lớn, bệnh nhân sẽ gặp thêm triệu chứng khó thở, khó nuốt, đau ngực,...

Nhiều trường hợp bị mắc xương cá không được xử lý ngay hoặc điều trị sai cách dẫn đến:

Viêm họng: Mắc xương cá có thể gây viêm nhiễm tại chỗ, khiến bệnh nhân bị viêm họng mủ, viêm amidan hốc mủ.

Áp xe họng: Vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào vị trí mắc xương cá ở họng, dẫn đến áp xe. Nếu khối áp xe lan rộng sẽ ảnh hưởng đến tim, phổi, cột sống,… rất nguy hiểm.

Mắc xương cá sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm

Viêm loét đường tiêu hóa: Dịch axit dạ dày thấm vào vị trí mắc xương cá gây viêm loét đường tiêu hóa, ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng của người bệnh.

Xuất huyết tiêu hóa: Xương cá nhỏ khá sắc nhọn, khi đi qua hệ tiêu hóa có thể đâm thủng mạch máu, khiến bệnh nhân khạc ra máu hoặc đại tiện ra máu.

Khó thở: Xương cá lọt vào trong ngã 3 thanh – khí – phế quản sẽ gây ra triệu chứng khó thở, thậm chí ngạt thở.

Mắc xương cá lâu ngày dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác khiến việc điều trị gặp khó khăn, không hiệu quả. Do vậy, bệnh nhân khi phát hiện hóc xương cá nên thăm khám, điều trị sớm.

Tư vấn bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng hoàn toàn miễn phí

Liên hệ khám ưu tiên bằng cách click chat hoặc gọi hotline 028. 3817 2299 ngay.

MẮC XƯƠNG CÁ CÓ TỰ KHỎI KHÔNG VÀ CẦN ĐIỀU TRỊ NHƯ THẾ NÀO?

Các chuyên gia y tế tại Phòng Khám Tai Mũi Họng Hoàn Cầu cho biết mắc xương cá không thể tự khỏi. Những yếu tố sau ảnh hưởng đến mức độ tổn thương họng của bệnh nhân:

Kích thước xương cá:

» Đối với các xương cá nhỏ, sau 1-2 ngày xương cá có thể được cơ thể tiêu hóa. Tuy nhiên, do đặc tính đầu xương sắc nhọn, bệnh nhân có thể bị tổn thương viêm họng.

» Đối với xương cá có kích thước lớn, mảnh xương sẽ tồn tại lâu bên trong cơ thể, gây viêm nhiễm kéo dài.

 Hình dạng xương:

» Các mảnh xương cá nhọn và cong (xương bụng), hình chữ y (xương tăm) có diện tích tiếp xúc với họng nhiều hơn nên dễ gây ra tổn thương họng hơn.

» Các dạng xương cá thẳng dễ trôi xuống dạ dày hơn nên mức độ tổn thương ít hơn.

Hình dạng, kích thước của xương cá ảnh hưởng đến mức độ tổn thương họng

Vị trí mắc xương cá:

» Nếu xương cá găm thẳng vào bên trong thực quản, nằm tại ngã 3 thanh – khí – phế quản hoặc lạc chỗ vào các cơ quan nội tạng sẽ gây nhiều biến chứng nguy hại.

» Trường hợp xương cá mắc ở vùng họng trên, amidan, thì việc loại bỏ xương cá khá dễ dàng nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ viêm họng, viêm amidan.

Tác động từ bên ngoài:

» Một số trường hợp bệnh nhân tự ý chữa mẹo như nuốt cục cơm lớn, dùng tay móc họng, ngậm chanh,… khiến xương cá đi sâu vào trong họng khiến tổn thương nặng hơn.

» Trường hợp xương cá nằm ở khu vực khoang miệng sẽ ít gây tổn thương và bệnh nhân khỏi nhanh hơn.

► Điều trị mắc xương cá như thế nào?

Những phương pháp điều trị mắc xương cá tiên tiến sau đang được áp dụng tại Phòng Khám Tai Mũi Họng Hoàn Cầu:

Nội soi họng gắp xương cá

■ Dùng kẹp gắp: Nếu xương cá bị mắc ở khu vực họng trên, chuyên gia y tế sẽ dùng kẹp gắp chuyên dụng để gắp xương cá ra ngoài. Sau đó bệnh nhân được kê đơn thuốc uống để phòng chống nhiễm trùng và giảm đau.

■ Nội soi gắp xương cá: Thiết bị nội soi ống cứng được đưa vào họng bệnh nhân để tiếp cận vị trí mắc xương cá, sau đó kẹp gắp chuyên dụng sẽ lấy xương cá ra ngoài. Sau khi rút ống nội soi, bệnh nhân sẽ được kê thêm một số thuốc để làm giảm đau họng.

Ngoài ra, nếu xương cá đã được cơ thể tiêu hóa nhưng bệnh nhân có dấu hiệu viêm nhiễm, phương pháp JCIC được áp dụng để loại bỏ các tế bào viêm nhiễm, kích thích phục hồi niêm mạc họng.

► Cách phòng tránh mắc xương cá:

Hạn chế ăn các loại cá có nhiều xương nhỏ (xương tăm).

■ Khi ăn uống cần tập trung, không đùa giỡn.

■ Nên sử dụng phile cá hoặc nhặt kỹ xương cá trước khi chế biến và ăn cá.

Tư vấn bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng hoàn toàn miễn phí

Click chat hoặc gọi hotline 028. 3817 2299 ngay để lấy mã số đặt hẹn 

HOÀN CẦU – ĐỊA CHỈ CHỮA TRỊ MẮC XƯƠNG CÁ UY TÍN

Nếu như chưa biết chọn lựa địa chỉ y tế nào để điều trị mắc xương cá (hóc xương cá) thì bệnh nhân hãy tìm đến Phòng Khám Tai Mũi Họng Hoàn Cầu (số 80 - 82 Châu Văn Liêm, P11, Q5, TPHCM).

Từ khi thành lập đến nay, phòng khám luôn nhận được sự tin tưởng của người bệnh và nhiều chuyên gia giỏi lĩnh vực tai mũi họng đánh giá cao bởi:

Hoàn Cầu được nhiều bệnh nhân tin tưởng chữa trị mắc xương cá

Phòng khám thực hiện mở cửa làm việc từ 8h-20h tất cả các ngày trong tuần, phù hợp cho nhiều bệnh nhân đến thăm khám, điều trị.

♦ Các thiết bị y tế hiện đại, hỗ trợ phát hiện vị trí xương cá và gắp xương cá chính xác, hạn chế tổn thương họng.

♦ Chuyên gia y tế có trình độ chuyên môn cao, thực hiện khám và gặp xương cá nhẹ nhàng, an toàn, không gây đau cho người bệnh.

♦ Chi phí vừa phải, hợp túi tiền với bệnh nhân đã đăng ký qua [Tư vấn đặt hẹn online] 

Tư vấn bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng hoàn toàn miễn phí

PHÒNG KHÁM TAI MŨI HỌNG HOÀN CẦU

Thời gian hoạt động: 8:00 – 20:00 mỗi ngày kể cả ngày lễ

Địa chỉ phòng khám: 80-82 Châu Văn Liêm, P11, Q5, TPHCM

Hotline tư vấn: 028. 3817 2299

*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người