Bệnh viêm mũi họng nên cảnh giác

Ngày đăng : 14-06-2022 - Lượt xem : 1797

Viêm mũi họng là bệnh lý thường gặp, triệu chứng thường không kéo dài, tuy nhiên vẫn cần điều trị, chăm sóc tốt để tránh bệnh nặng, ảnh hưởng tới sức khỏe và cũng như nguy cơ tiến triển nặng hơn. Dưới đây là những nguyên nhân và dấu hiệu bệnh viêm mũi họng mà bạn cần cảnh giác.

Tư vấn bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng hoàn toàn miễn phí

CẦN CẢNH GIÁC VỚI BỆNH VIÊM MŨI HỌNG

Viêm mũi họng là thuật ngữ y khoa dùng để chỉ tình trạng viêm cấp tính ở đường hô hấp trên (mũi và hầu họng) do virus hoặc vi khuẩn gây ra. Hoặc đây cũng được xem là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên hoặc viêm mũi hay viêm họng.

Tác nhân gây bệnh viêm mũi họng có thể lây lan nhanh chóng qua những giọt hô hấp bắn ra từ người bệnh khi ho, hắt hơi, xì mũi hay nói chuyện. Ngoài ra, bạn cũng có khả năng bị nhiễm virus hay vi khuẩn khi để tay chạm vào các bề mặt nhiễm mầm bệnh sau khi người bệnh tiếp xúc rồi đưa lên mắt, mũi, miệng.

Bệnh này có thể xảy ra ở mọi đối tượng, triệu chứng của viêm mũi họng cấp khá đặc trưng và dễ nhận biết, bao gồm:

Đầu tiên, khi virus, vi khuẩn xâm nhập, phát triển và gây bệnh, sức khỏe người bệnh sẽ giảm sút thấy rõ, cảm giác mệt mỏi và thiếu năng lượng.

• Sau đó, một loạt triệu chứng viêm mũi họng cấp đồng thời xảy ra như: sổ mũi, ho, chảy dịch mũi, đau rát họng, khô họng, khó nuốt,…

• Triệu chứng khởi phát rầm rộ khoảng 3 - 5 ngày, sau đó giảm dần, tình trạng ho, đau họng, chảy dịch mũi thường kéo dài hơn.

• Khi các triệu chứng này cũng giảm dần, bệnh viêm mũi họng cấp đã gần như được kiểm soát và người bệnh sẽ khỏi sau 1 - 2 ngày.

• Lưu ý bệnh này tiến triển bệnh thường kéo dài không quá 7 ngày. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp do điều trị và chăm sóc không tốt mà viêm mũi họng cấp kéo dài hơn, thậm chí tiến triển thành mãn tính và gây biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Một số tác hại của viêm mũi họng mà bạn cần cảnh giác đó là:

 Hình thành khối tụ mủ, áp xe họng. Khu vực viêm sưng tấy hoặc áp xe có vị trí quanh amidan, các khoảng bên họng, áp xe thành sau họng.

 Bệnh gây viêm phổi, viêm họng liên cầu khuẩn, viêm thanh khí phế quản, viêm tiểu phế quản (ở trẻ nhỏ), viêm phế quản,…

 Biến chứng đáng sợ của viêm mũi họng đó là vi khuẩn xâm nhập vào đường máu, gây viêm thận, viêm khớp, viêm tim...

NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN BỆNH VIÊM MŨI HỌNG LÀ GÌ?

Cụ thể, những nguyên nhân dẫn đến viêm mũi họng cấp bao gồm:

+ Do vi khuẩn: Những loại vi khuẩn gây viêm mũi họng cấp bao gồm: phế cầu, tụ cầu, nấm candida,... Trong đó, liên cầu khuẩn nhóm A là nguy hiểm , gây viêm mũi họng cấp nặng và dễ biến chứng nguy hiểm như viêm cầu thận cấp, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, viêm thấp khớp cấp,…

+ Thời tiết chuyển mùa: Viêm mũi họng cấp thường gặp khi thời tiết chuyển mùa, đặc biệt khi chuyển lạnh là lúc sức đề kháng cơ thể yếu hơn, virus và vi khuẩn phát triển mạnh, dễ lây lan và gây bệnh hơn.

+ Sức đề kháng yếu: Viêm mũi họng cấp có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào, song nguy cơ cao vẫn là những người có sức đề kháng yếu.

+ Môi trường ô nhiễm: Môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, thuốc lá,… luôn có ảnh hưởng xấu với hệ hô hấp, cũng là nguyên nhân khiến bệnh viêm mũi họng phổ biến hơn.

+ Vệ sinh răng miệng không tốt: Răng miệng không được vệ sinh tốt sẽ trở thành môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, virus phát triển, trong đó có những loại gây viêm mũi họng cấp.

Ngoài những cách vệ sinh thông thường giúp ngăn ngừa bệnh viêm mũi họng thì người bệnh cần phải thăm khám chuyên gia để được tư vấn và điều trị hiệu quả, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe, là những trường hợp viêm mũi họng tái phát nhiều lần trong năm.

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM MŨI HỌNG

Bác sĩ thường dựa trên các triệu chứng mà bạn mô tả cùng với thăm khám sức khỏe, nội soi, siêu âm,... hỏi một số câu hỏi liên quan, kiểm tra tai, mũi, họng để đưa ra chẩn đoán ban đầu.

Dựa vào mức độ bệnh lý mà chuyên gia sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, như là:

 Điều trị bằng thuốc: sẽ áp dụng cho trường hợp viêm mũi họng ở mức độ nhẹ, thuốc có thể là dạng uống, xịt,... với tác dụng giảm đau, kháng viêm, thông mát cổ họng,... bệnh nhân cần dùng thuốc theo toa, đúng thuốc theo hướng dẫn mới mang lại hiệu quả.

 Điều trị bằng ngoại khoa: trường hợp bệnh nặng dùng thuốc không hiệu quả hoặc tái phát nhiều lần ảnh hưởng đến chất lượng công việc và cuộc sống thì bác sĩ sẽ can thiệp bằng những thủ thuật ngoại khoa như: chiếu sóng, phương pháp jcic – plasma tác động vào vị trí viêm nhiễm để loại bỏ ổ viêm, tái tạo niêm mạc, phục hồi tổn thương nhanh chóng.

Người bệnh có thể đến Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu để được kiểm tra kỹ lưỡng hơn, phòng khám là chuyên khoa tai mũi họng ứng dụng các phương pháp khám chữa bệnh hiện đại cùng với đội ngũ chuyên gia giỏi tận tâm sẽ giúp bệnh nhân có thể an tâm về kết quả.

Quy trình thực hiện tại đây cũng nhanh chóng, bệnh nhân khám chữa xong có thể ra về trong ngày không ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Bạn có thể đặt hẹn thông qua số hotline (028) 3817 2299 hoặc Click vào Bảng Chat bên dưới để lấy hẹn – làm thủ tục miễn phí.

Tư vấn bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng hoàn toàn miễn phí

*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người